ĐỊA ĐẠO KỲ ANH - NƠI GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

17/05/2021 08:56 975

Địa đạo Kỳ Anh dài 32 ki lô mét ở Tam Kỳ, Quảng Nam đã từng làm nên nhiều chiến tích hào hùng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Là địa đạo được đào bằng mồ hôi, lòng yêu nước của lực lượng tập thể quân dân. Năm 1994 xã Tam Thăng (xã Kỳ Anh cũ) được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia.

 

Địa đạo Kỳ Anh trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh

 

Địa đạo Kỳ Anh nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 ki lô mét. Là một trong những di tích lịch sử quan trọng của nhân dân tỉnh Quảng Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nơi đây trở thành trụ sở để quân dân bám làng, đánh địch. Cùng với đó là nơi chữa lành vết thương cho nhiều chiến sĩ, nơi tích trữ lương thực cung cấp cho bộ đội. Ngoài ra địa đạo còn nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động kháng chiến của quân ta.

 

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã quyết định ra sách lược tàn ác hơn. Tháng 5 năm 1965, Mỹ thực hiện chiến lược “bình định nông thôn”. Chúng mở nhiều cuộc tấn công khốc liệt về làng xã để càn quét, lấn chiếm, tịch thu đất đai, lương thực của nhân dân. Hơn nữa, mục mục đích của chúng còn nhằm bắt giữ, tiêu diệt lực lượng cách mạng của quân ta. Hàng loạt cuộc càn quét đẫm máy diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, Mỹ thực hiện cuộc tấn công dữ dội vào xã Kỳ Anh vì đây là nơi hoạt động cách mạng mạnh mẽ.

 

Khi nghe tin tức quân địch chuẩn bị đánh phá, Đảng bộ và nhân dân quyết tâm “một tấc không đi, một ly không rời”. Dù mình yếu nhưng không khuất phục, phải tìm cách để ứng phó, tiêu diệt quân Mỹ. Với tinh thần đó, quân dân đã có nhiều cuộc thảo luận để tìm phương án tốt nhất. Cuối cùng trước tình hình thực tiễn, quân dân đi đến thống nhất đào địa đạo để làm nơi ẩn nấp, căn cứ đánh úp địch.

 

Địa đạo được quân dân đào xuyên suốt trong khoảng 2 năm

 

Người dân nhanh chóng bắt tay vào đào hầm để chống địch. Địa đạo Kỳ Anh được đào từ tháng 5 năm 1965 đến năm 1967 thì hoàn thành. Địa đạo có chiều dài khoảng 32 ki lô mét, rộng từ 0,5 - 0,8 mét, cao từ 0,8 - 1 mét. Độ dài rộng ở mỗi đoạn có sự chênh lệch phù hợp với địa thế từng vùng. Và có những nơi hẹp để phòng khi địch phát hiện dùng hơi cay, lựu đạn tấn công xuống miệng hầm. Trong quá trình đào địa đạo, năm 1966 địch phát hiện và đã bơm chất độc xuống hầm làm 11 cán bộ, quân dân hy sinh.

 

Địa đạo có hình dạng quanh co uốn khúc, chạy dài men theo nền nhà dân, qua các lùm cây, giếng nước. Là nơi cư trú của tuyến huyện Thăng Bình và thành phố Tam Kỳ. Trong đó địa đạo hoạt động đạt hiệu quả nhất ở thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân. Hai thôn này có địa hình, cây cối rậm rạp dễ ngụy trang và có lớp đá ong đảm bảo an toàn cho người trong hầm.

 

Kỳ Anh là nơi nằm trong tầm ngóng của địch nên mọi hoạt động đào hầm đều diễn ra bí mật vào ban đêm. Người dân đào đất đem đắp vào bờ ruộng, nền nhà mới, đổ xuống sông để tránh bị địch phát hiện. Nhờ sự chung tay của cả thanh thiếu niên, phụ nữ, du kích mà địa đạo được phân chia làm nhiều ngăn. Bao gồm hầm tác chiến, hầm chỉ huy, hầm cứu thương, hầm chứa lương thực… Việc phân chia chức năng từng ngăn giúp quân dân dễ dàng tập kết, bố trí lực lượng.

 

Trong những năm kháng chiến ác liệt, quân dân Kỳ Anh đã anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu. Nhờ sự kiên trì đào địa đạo mà quân dân bám trụ quê nhà, tiêu diệt kẻ địch. Đồng thời góp phần rất lớn làm nên thắng lợi chung của cả nước, giải phóng hoàn toàn miền nam. Để mỗi khi nhắc về địa đạo Kỳ Anh, chúng ta đều hừng hực khí thế, lòng tự hào quê nhà. Con người xứ Quảng trung dũng kiên cường tiêu diệt Mỹ đã đi vào huyền thoại sử sách. Giờ đây địa đạo trở thành nơi tham quan, tìm hiểu của các đoàn học sinh, du khách. Từ đó trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho lớp thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.

 

XUÂN BÌNH

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Quê hương trong lòng người xứ Quảng

Quê hương trong lòng người xứ Quảng

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng
Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Quê hương trong lòng người xứ Quảng
Quê hương trong lòng người xứ Quảng

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình
Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam