Rau lủi Phước Sơn
Từ một loại cây mọc trong rừng, người dân ở huyện Phước Sơn đã di thực cây rau lủi về trồng trong vườn nhà, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.
Người dân huyện Phước Sơn di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: HOÀI AN
Rau lủi là giống rau rừng tự nhiên; thân cây có sắc tím, lá hình răng cưa, ăn giòn, ngon, vị mùi thuốc bắc đặc trưng, cảm giác lạ miệng được người tiêu dùng ưa thích. Ở Phước Sơn, trước đây rau lủi thường mọc trong rừng và người dân trồng ở trên rẫy cách xa khu dân cư để sử dụng nhưng nay đã di thực về trồng trong vườn, một số người dân đã phát triển kinh tế nhờ vào cây rau lủi.
Tháng 8.2019, ông Dương Hà (54 tuổi, trú thị trấn Khâm Đức) đã tận dụng mảnh đất vườn rộng gần 1 sào để trồng rau lủi. Sau 2 tháng trồng và chăm bón, rau lủi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi tuần ông Hà cắt bán một lần. Mỗi lần ông thu hoạch khoảng 25kg rau lủi, với giá bán trung bình từ 12 đến 14 nghìn đồng/kg.
Năm 2019, xã Phước Xuân đã thành lập Tổ sản xuất Nước Lang chuyên trồng cây rau lủi. Tổ sản xuất có 11 thành viên liên kết sản xuất trồng rau lủi trên diện tích 2,3ha. Ông Hồ Văn Thừa (trú thị trấn Khâm Đức) - Tổ trưởng Tổ sản xuất Nước Lang cho hay, rau lủi được trồng trên khu vực đất rẫy phát triển rất tốt. Ông Thừa cũng là đầu mối đứng ra thu mua toàn bộ rau lủi trong tổ sản xuất và của người dân tại địa phương. “Rau lủi Phước Sơn đã thành đặc sản nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nhà hàng ở một số thành phố đặt mua nên có khi không đủ hàng cung ứng” - ông Thừa nói.
Để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng rau lủi, giúp người dân có thu nhập, chính quyền xã Phước Xuân cũng đang tính toán lập thêm một tổ sản xuất rau lủi ở thôn Lao Đu. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phước Sơn cho biết, đối với cây rau lủi huyện đã lập hồ sơ tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. Qua kiểm tra đánh giá, sản phẩm rau lủi trên địa bàn Phước Sơn đã được UBND tỉnh công nhận đạt 3 sao theo chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019. Hiện nay rau lủi đã được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và đạt hiệu quả.
“Để phát triển rau lủi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ củng cố tổ hợp tác, sản xuất ổn định. Đồng thời vận động người dân sản xuất rau lủi theo hướng phát triển rau sạch để phát triển thương hiệu bền vững” - ông Thanh nói.
HOÀI AN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Chắp cánh ước mơ con chữ
- Phước Sơn: Tìm thấy hố chôn 17 liệt sĩ Tiểu đoàn Đặc công 404
- Rau lủi Phước Sơn
- Đảng bộ xã Phước Chánh tổ chức Đại hội lần thứ XV
- Đổi thay ở vùng đất khó
- Trồng rau để thoát nghèo
- CHÍT ĐÓT: LỘC RỪNG ĐẦU XUÂN Ở XỨ QUẢNG
- Cần hỗ trợ Phước Sơn đảm bảo an toàn giao thông
- Xã Phước Chánh có 45 hộ đủ điều kiện thoát nghèo trong năm 2019
- Tết mùa trong trường học
- Trao 15 bò giống cho nông dân xã Phước Năng
- Tình nguyện Kỳ nghỉ hồng tại xã Phước Hòa
- Tạo sinh kế từ cây ba kích
- Bàn giao công trình nước sạch và hệ thống chiếu sáng tại xã Phước Công
- Nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa tại huyện miền núi Phước Sơn
- Nuôi gà dưới tán rừng keo
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Từ những câu chuyện về Bác
- Xúc tiến công tác bảo tồn rừng ba kích tím tự nhiên ở Phước Sơn
- Trường Tiểu học Phước Công, Phước Sơn được vinh dự nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
- Rộn ràng lễ hội tết mùa người Bhnong
TIN TỨC XEM NHIỀU
-
NGẪM CHUYỆN MTTQ NAM TRÀ MY BỊ ĐÒI TRẢ TIỀN TỪ THIỆN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, động viên nhân dân xã Tam Quang bị thiệt hại do bão số 9
-
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 9
-
Học sinh Quảng Nam khai giảng năm học mới 2020 - 2021
-
Phó Thủ tướng: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng
BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
_w400_h400_t1.jpg)
, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam