Cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú
Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, Nam Trà My) cùng nhau trồng rau xanh, nuôi heo để cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú.
Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập trồng rau để cải thiện bữa ăn cho học sinh. Ảnh: T.T
Năm học 2019 - 2020, điểm trường chính Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập có 325 học sinh, trong đó có 265 em bán trú. Các em được hỗ trợ tiền ăn ở bán trú, nhà trường phải đảm bảo ngày ăn 3 bữa cho các em trong những ngày học. Đầu năm học này, để tiếp tục cải thiện bữa ăn cho học sinh, giáo viên đã tăng gia sản xuất như trồng các loại rau xanh và nuôi heo.
Thầy Lê Huy Phương - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập tâm sự, bước vào khai giảng năm học mới 2019 - 2020, giáo viên trong trường bắt tay vào việc trồng rau để cải thiện bữa ăn cho học sinh. Mảnh đất trước nhà công vụ giáo viên được cải tạo bằng phẳng, sau khi mua các vật dụng sắt, thép và đường dây dẫn tưới nước, các giáo viên tự tay cắt, hàn thành giàn và hàng rào quanh vườn rau. Xong công việc tạo khu đất trồng rau khang trang, giáo viên mua hạt giống các loại rau, phân bón về cùng tổ chức gieo trồng.
Những luống rau muống, rau cải, rau thơm gieo trồng cách đây hơn 3 tuần bắt đầu xanh tươi. Một số loại rau ngắn ngày như cải xanh có thể cho thu hoạch, góp phần vào cải thiện bữa ăn cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn nuôi heo mỗi lứa từ 10 - 12 con, nguồn thức ăn được tận dụng từ phụ phẩm thừa của trường. Việc tăng gia sản xuất góp phần cải thiện bữa ăn, đảm bảo dinh ngưỡng cho các em.
“Vừa qua trên địa bàn có xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng rất may đàn heo của trường không nhiễm bệnh. Thời gian tới nhà trường cũng sẽ làm thêm chuồng để nuôi gà, vịt bổ sung vào bữa ăn cho các em học sinh” - thầy Phương nói.
Cô Trần Thị Tú Điển - giáo viên của trường tâm sự, bản thân cô Điển từ miền biển Tam Tiến (huyện Núi Thành) lên công tác ở xã miền núi Trà Tập vài năm và thấu hiểu khó khăn của học sinh nơi đây. Đường xa cách trở, quá trình đến lớp với các em không dễ dàng nên việc tăng gia cải thiện bữa ăn cho các em rất ý nghĩa. Ngoài giờ lên lớp, tất cả giáo viên ở điểm trường chính đều thay nhau chăm sóc vườn rau.
“Đây là năm thứ hai nhà trường tiếp tục thực hiện công việc này để chủ động nguồn thực phẩm. Chưa kể, đường từ miền xuôi lên Nam Trà My cách trở, lương thực, thực phẩm đưa lên đến nơi đều có giá cao hơn ở đồng bằng” - cô Điển nói.
QNO: THANH THẮNG
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Dấu ấn trên đường phát triển
- ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TIÊN CỦA TỈNH QUẢNG NAM CHI TRẢ HỔ TRỢ NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19
- Được mùa quế Trà My
- Những tuyến đường làm từ sức dân
- Nỗ lực bảo tồn nghề dệt thổ cẩm
- Cô trò điểm trường Tắk Pổ cùng nhau vệ sinh trường lớp
- Đảng bộ xã Trà Don tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Sức bật Trà Don
- Phụ nữ góp sâm gây quỹ
- "Hũ gạo tình thương" của chị em Mơ Nông
- Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 30 đạt doanh thu 5,7 tỷ đồng
- Thay đổi tư duy để thoát nghèo
- Bát cháo tình thương
- Nam Trà My tập trung xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao đào tạo nhiều nghề cho lao động nông thôn tại Nam Trà My
- Tập trung phát triển giống quế Trà My
- Khi phụ nữ hưởng ứng phong trào
- Một đêm theo chân thợ "săn" cá niên sông Tranh
- Mang “xuân” lên ngàn
- Đồng bào vùng cao Nam Trà My chia sẻ với cộng đồng
TIN TỨC XEM NHIỀU
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, động viên nhân dân xã Tam Quang bị thiệt hại do bão số 9
-
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 9
-
Học sinh Quảng Nam khai giảng năm học mới 2020 - 2021
-
Phó Thủ tướng: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng
-
Đại Lộc, Phước sơn: Cần phải có đột phá trong 5 năm đến
BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
_w400_h400_t1.jpg)
, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam