VANG DANH LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG 400 NĂM TUỔI - PHƯỚC KIỀU, ĐIỆN BÀN

19/09/2021 16:28 646

Vùng đất Quảng Nam là nơi sản sinh ra những bàn tay khéo léo, tài hoa khi có thể chế tác những sản phẩm mỹ nghệ, thủ công nổi tiếng. Tiêu biểu như những sản phẩm tại làng gốm Thanh Hà, làng mỹ nghệ trầm hương Quế Sơn. Và không thể bỏ qua làng nghề đúc đồng Phước Kiều tại Điện Bàn. Đây là ngôi làng có bề dày truyền thống hơn 400 năm. Với những gì làng đã làm được và trụ vững đến ngày hôm nay chúng ta có quyền tự hào về những giá trị tốt đẹp ấy.

 

Làng đúc đồng Phước Kiều tại Điện Phương, Điện Bàn

 

Làng đúc đồng Phước Kiều nằm tại thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Từ làng có thể dễ dàng giao thương với Hội An và Đà Nẵng. Chỉ cần thông qua tuyến quốc lộ 1A là bạn đã có thể đặt chân đến ngôi làng truyền thống nổi bật của Quảng Nam. Các nghệ nhân đúc đồng ở đây kể lại rằng vào đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn Hoàng lập Dinh trấn Quảng Nam tại Điện Bàn và lấy tên là Thanh Chiêm. Từ đó làng nghề được ra đời để phục vụ cho triều Nguyễn. Ban đầu các sản phẩm chủ yếu là vũ khí, dụng cụ để chống giặc và các pho tượng. Đến thế kỷ 18, làng tạc tượng Đông Kiều được lập gần Thanh Chiêm để phục vụ cho quân Tây Sơn. Mãi đến năm 1832, vua Minh Mạng quyết định sáp nhập hai làng thành một, được gọi là Phước Kiều.

 

Dù trải qua nhiều thế kỷ, dưới sự trị vì của nhiều vua chúa thì làng nghề đúc đồng vẫn đỏ lửa và người dân vẫn say sưa với công việc của mình. Để giờ đây thế hệ trẻ được kế thừa những quy trình chế tác, nung nấu của cha ông. Hơn nữa, sản phẩm và tên tuổi của làng đúc đồng Phước Kiều đã vang danh khắp đất nước. Trong những giai đoạn đầu, các sản phẩm còn đơn sơ chủ yếu là vũ khí, đèn thờ, chuông, nồi niêu. Dần dần các nghệ nhân đã mài mò đúc nên gạt tàn thuốc, đèn lồng, cồng chiêng, tượng phật, rồng lân. Đặc biệt làng Phước Kiều đã có những sản phẩm nâng cấp với quy mô hoành tráng như chế tác thành công cặp súng thần công nổi tiếng của triều Nguyễn. Đó như là một món quà để tưởng nhớ triều đại đã lập nên ngôi làng tồn tại hơn 400 năm. Tiếp đến người dân còn sáng tạo, cần cù đúc nên những mặt trống đồng to lớn, tượng 12 con giáp. Bạn cũng đừng ngỡ ngàng khi những nghệ nhân tài hoa tại làng đã đúc một chiếc nồi lư nặng đến 1.500 tấn.

 

Những sản phẩm độc đáo của làng nghề

 

Để có được những sản phẩm vang danh lẫy lừng ấy, những người thợ trong làng đã cần mẫn suốt ngày để hoàn thành từng công đoạn. Nếu có dịp ghé thăm làng bạn sẽ được quan sát các nghệ nhân làm việc và hiểu hơn về quy trình đúc đồng truyền thống. Ban đầu người thợ đi nhồi đất, giáp khuôn. Khi có khung rồi thì họ trổ điệu, đúc nên những họa tiết bắt mắt. Tiếp đến sẽ là khâu khó nhất trong quy trình đòi hỏi phải thực hiện theo bí quyền gia truyền. Đó là khâu pha chế kim loại vì nó có ảnh hưởng đến âm thanh của chiêng, chuông. Có thể pha đồng với kẽm (đồng xanh), đồng với vàng (đồng thòa), đồng với thiếc (đồng đỏ, đồng thau), tùy theo mục đích sản xuất. Cuối cùng là khâu thử âm thanh và làm nguội.

 

Hiện nay các sản phẩm của làng phục vụ khắp các vùng miền, đặc biệt dành cho người dân tộc thiểu số. Các vị khách Tây Nguyên chủ yếu mua cồng chiêng để phục vụ các lễ hội của họ. Có thể nói đây là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của làng và cũng là những khách hàng khó tính bậc nhất. Vì người dân các bản làng rất chú trọng đến âm thanh phát ra khi gõ cồng chiêng, nên phải chọn cho đúng loại, đúng nhịp. Thế nên để làm nên những chiếc cồng, chiêng ấy đòi hỏi người nghệ nhân tài hoa, tinh tế, khéo léo và am hiểu, thành thạo kỹ thuật.

 

Những người nghệ nhân đam mê giữ nghề đúc đồng truyền thống

 

Tại làng Phước Kiều, người nghệ nhân làm nghề luôn gắn với phương châm “Học hỏi, sáng tạo, hoàn thiện sản phẩm”. Họ không hề tự mãn trước những thành tựu mình đã có mà luôn nỗ lực học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp đúc đồng tại các làng nghề khác. Bên cạnh việc kế thừa tinh hoa đúc đồng đã trải qua hàng trăm năm, các nghệ nhân còn sáng tạo nên nhiều họa tiết, cách làm mới để phù hợp với thời đại và thị hiếu tiêu dùng. Cùng với đó những người làm nghề luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Khi đã nhận làm cho khách thì chăm chỉ, làm việc liên tục để hoàn thiện sản phẩm đúng hạn, đạt chuẩn.

 

Nếu như nhiều làng nghề đã dần mai mọt thì làng đúc đồng Phước Kiều vẫn đứng vững nhờ sự nhiệt huyết của các nghệ nhân. Bên cạnh đó việc phát triển du lịch gắn với tham quan làng nghề cũng góp phần giúp đời sống người dân ổn định. Giờ đây làng Phước Kiều trở thành một điểm trải nghiệm dành cho khách du lịch. Nhiều đoàn khách đã đến và thán phục trước tài năng của các nghệ nhân đã giữ gìn lịch sử, văn hóa dân tộc. Họ chia sẻ rằng: đây là một chuyến tham quan ý nghĩa khi tôi được tìm về những giá trị nghệ thuật, lịch sử lâu đời của cha ông. Tôi rất cảm ơn các nghệ nhân đã gắn bó cả cuộc đời mình để giữ nghề, giữ làng. Mong sao thế hệ trẻ sẽ yêu thích và học tập nghề đúc đồng thú vị, ý nghĩa này.

 

XUÂN BÌNH

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Quê hương trong lòng người xứ Quảng

Quê hương trong lòng người xứ Quảng

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng
Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Quê hương trong lòng người xứ Quảng
Quê hương trong lòng người xứ Quảng

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình
Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam