Vào mùa nấu xu xoa
Hằng năm, cứ độ đến tháng 3 là phụ nữ làng Triêm Đông (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn) lại tất bật gánh rau câu về nấu xu xoa. Món ăn dân dã, thanh mát này làm dịu đi cái nắng oi bức ngày hè.
Bà Nguyễn Thị Liên rửa sạch rau câu trước khi nấu. Ảnh: N.TRANG
Gặp chúng tôi tại chợ Điện Phương, bà Nguyễn Thị Hoa vừa bán hàng cho thực khách, vừa kể lại hành trình gánh rau câu về nhà nấu thành xu xoa mang bán khắp nẻo chợ quê.
Theo bà Hoa, để biến sợi rau câu thành xu xoa phải trải qua rất nhiều công đoạn. Rau câu khô mua từ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang về ngâm, rửa sạch và để thật ráo. Tiếp đó là công đoạn nấu rau câu cho thật nhừ nát. Khâu cuối là đổ rau câu nấu chín vào túi vải đăng lược, ép lấy nước rau câu, chờ đông cứng thành xu xoa. Muốn xu xoa thơm ngon, đông cứng, đòi hỏi phải có lá bứa (loại lá có tính mát, vị chua, được hái trong rừng).
Thông thường, các bà các mẹ có nghề nấu xu xoa đều ngâm lá bứa để dành dùng mỗi năm, xu xoa có nước lá bứa thêm vào, đủ độ chua mới đông và thơm ngon. Nấu xong mẻ xu xoa đông cứng, công việc còn lại là thắng nước đường với gừng sao cho thơm và đượm.
Vốn có nghề nấu xu xoa hơn 40 năm qua, bà Nguyễn Thị Liên có rất nhiều kinh nghiệm với nghề. Đến mùa nắng nóng, lò nấu xu xoa của bà Liên lại đỏ lửa từ trưa đến tối mịt, nấu hết mẻ này đến mẻ khác vẫn không đủ bỏ sỉ và bán lẻ cho khách hàng. Mỗi ngày bà Liên bán khoảng hơn 100 khay, giá từ 20.000 - 80.000 đồng tùy loại lớn hay nhỏ.
Bà Liên cho biết: “Riêng năm nay, giá bán cao hơn do giá đường và rau câu tăng. Dẫu sao thì khách cũng vẫn tin dùng xu xoa làng Triêm Đông, bởi chúng tôi nấu bằng tấc lòng của mình, không có pha bột hay hóa chất gì cả. Mọi thứ đều ngon, sạch và nguyên liệu lấy từ biển, rừng”.
Gần nhà bà Liên, bà Huỳnh Thị Hồng cũng có nghề nấu xu xoa và mở quầy bán buổi trưa cho thực khách, giá bán 10.000 đồng/ly xu xoa mát lạnh. Bà Hồng nói: “Nhờ nghề xu xoa, mỗi ngày tôi kiếm từ 250.000 - 300.000 đồng tiền lãi. Tuổi già rồi, có nghề để theo cũng vui, lại có thu nhập trang trải cuộc sống tốt hơn”.
Làng Triêm Đông bây giờ có hơn 50 người phụ nữ nấu xu xoa, bán khắp các chợ lớn nhỏ, ra TP. Đà Nẵng hay xuống TP.Hội An. Theo họ, mùa xu xoa kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 9 theo tiết trời nóng, nhờ thế mà các bà các mẹ có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.
NHƯ TRANG
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- HÀ GIA KHU RỪNG LÝ TƯỞNG NƠI LƯU GÓT NGỌC
- VƯỜN TRÚC BỒ BỒ MỘT SỰ TRẢI NGHIỆM TRÊN CẢ TUYỆT VỜI
- BỒ BỒ NÉT CHẤM PHÁ MỚI HỒI SINH
- SỨC SỐNG MỚI HỒI SINH TẠI LÀNG DU LỊCH CẨM PHÚ GÒ NỔI ĐIỆN BÀN
- VANG DANH LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG 400 NĂM TUỔI - PHƯỚC KIỀU, ĐIỆN BÀN
- ĐỒI THÔNG BỒ BỒ - TIỂU ĐÀ LẠT GIỮA LÒNG ĐẤT QUẢNG
- BIỂN HÀ MY - VẺ ĐẸP NÀNG THIẾU NỮ YÊU KIỀU
- RỰC RỠ SẮC HOA ĐIỆN PHƯƠNG
- Điện Phong xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp
- Những chi bộ điển hình ở Điện Hòa
- Thôn Phú Văn làm theo Bác
- Cho đi là hạnh phúc
- Điện Bàn phải đột phá trong phát triển
- Đồng hành với nông dân
- Điện Bàn được mùa đậu phụng
- Vào mùa nấu xu xoa
- Đảng bộ xã Điện Quang tổ chức Đại hội lần thứ XV
- Sức sống mới ở Điện Quang
- Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh kiểm tra chợ Thanh Quýt sau hỏa hoạn
- Được mùa đậu cô ve
TIN TỨC XEM NHIỀU
-
NGẪM CHUYỆN MTTQ NAM TRÀ MY BỊ ĐÒI TRẢ TIỀN TỪ THIỆN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, động viên nhân dân xã Tam Quang bị thiệt hại do bão số 9
-
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 9
-
Học sinh Quảng Nam khai giảng năm học mới 2020 - 2021
-
Phó Thủ tướng: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng
BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
_w400_h400_t1.jpg)
, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam