ÁI NGHĨA QUÊ MÌNH
ÁI NGHĨA QUÊ MÌNH
Ái Nghĩa quê mình đẹp lắm phải không em?
Vu Gia nước chảy êm đềm bao năm
Bên kia dâu mượt, nong tằm
Bên này ngô lúa xanh mầm vươn lên
Trăng rằm tỏa sáng trời đêm
Tình yêu đôi lứa, ngọt mềm trao nhau
Dòng kênh dẫn nước về sâu
Tưới đồng lúa mới, ru câu ân tình
Câu hò, điệu hát quê mình
Theo thuyền trôi mãi, tự tình ngân xa
Bâng khuâng gợi nhớ quê nhà
Tuổi thơ ngày ấy theo ta quay về
Tiếng cười, giọng nói say mê
Công viên ghế đá, hồn quê mát lành
Người người nhộn nhịp vây quanh
Món ăn dân dã, đượm tình chân quê.
(TG: Phan Tá Tây)
Câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát thật sinh động bức tranh toàn cảnh quê mình Ái Nghĩa đẹp hơn cả trí tưởng tượng: “Ái Nghĩa quê mình đẹp lắm phải không em?”
Dâu tằm
Nhưng khi đến tận nơi và bạn đã hút hồn bởi cảnh quan tự nhiên hiện hữu rất chân thật qua cuộc sống của người dân Đại Lộc nơi đây.
Đến câu thơ thứ hai gợi cho ta nhớ con sông quê hương tha thiết. Nhà thơ Tế Hanh đã viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Và với tác giả thì sao? “Vu Gia nước chảy êm đềm”. Thật đúng như vậy, lạc lối vùng quê có con sông Vu Gia đêm ngày trôi chảy, mang dòng nước hiền hòa êm đềm bồi đắp bãi phù sa. Chắc hẳn bạn đã từng nghe địa điểm khá quen thuộc này rồi. Nó đã gắn liền bên tuổi thơ TG suốt những ngày xưa còn bé.
Sông Vu Gia
Sinh ra và lớn lên tại Ái Nghĩa thị trấn, thuộc Đại Lộc huyện (tác giả bài thơ trên). Một miền quê chân chất, bình dị gắn liền với người nông dân. Suốt ngày với công việc trồng dâu nuôi tằm, lúa xanh, ngô bắp, đậu trái, rau sạch….
Vườn rau sạch quê mình
Rau má
Bốn mùa quanh năm không ngơi nghỉ, không quản ngại vất vả nắng mưa. Và cứ thế bạn của nhà nông cứ vươn mầm nhựa sống và hồi sinh :
“Bên kia dâu mượt, nong tằm/
Bên này ngô lúa xanh mầm vươn lên”.
Mướp hương
Bắp ngô
Đọc đến đây như thúc giục đôi chân muốn bước và thế là quyết định đi ngay về quê anh một chuyến.
Đồng lúa xanh ngắt
Sáng thức dậy tôi chạy dọc từ ngã ba Huế lên cầu Vượt Hòa Cầm rồi rẽ hướng lên ngã ba Túy Loan lên đường 14B rẽ hướng Đại Lộc, qua thị trấn Ái Nghĩa rồi cầu Giao Thủy.
Cây cầu này thông tuyến nối liền bốn huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Nông Sơn, Quế Sơn. Là nơi giao nhau của sông Vu Gia Và Thu Bồn. Sông này chảy ra biển Cửa Đại Hội An. Nằm bên thượng lưu Thu Bồn- Giao Thủy hiện lên thị trấn xinh đẹp.
Đến đây chạm với miền quê rồi, ngày trước có bạn học lớp luyện thi quê ở gần trường Huỳnh Ngọc Huệ nên có lẽ nơi đây cũng không thay đổi lắm, vẫn tuyến giao thông quen thuộc và ngã rẽ lên còn nguyên vẹn. Giờ tuy đổi mới theo nếp sống văn hóa khu dân cư thành thị trấn nên trang hoàng và lộng lẫy hơn, quy mô hơn.
Chuối lùn chỉ mọc ở quê
Nơi đây năm nào cũng nước lũ dâng cao, vào rồi ra quanh năm như thế. Vỗn dĩ đi lên từ ngành nông nghiệp là chính nên hầu như nhà nào cũng trồng cây đủ các loại phục vụ cho đời sông mưu sinh thường nhật.
Bí đao nõn nà múp
“Dòng kênh dẫn nước về sâu
Tưới đồng lúa mới, ru câu ân tình
Câu hò, điệu hát quê mình
Theo thuyền trôi mãi, tự tình ngân xa”
Lá hẹ đang nhú lên
Hết công việc đồng án, ruộng nương, màu mạ non xanh mướt đương mùa, bà con quê tôi lại trở về làm vườn, chăm bón rau sạch. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, chỉ có nhà nông quanh quẩn bên hoa màu mà thoải mái tư tưởng, không phải nghĩ suy công việc trí óc như những ngành nghề khác.
Rau lang vừa mới trồng
Xà lách xanh mơn mởn
Ớt xanh trĩu trái
Cải cay đầy sức sống
Đến mùa nước nổi, lũ lụt đầu tiên tràn về, đó là mùa cá Rầm lên ngôi. Loại cá bé tẹo tèo teo mà có lẽ lâu lắm mới được thấy nó. Đàn cá Rầm lên suối sinh sống, xuống dưới xuôi đẻ và ngược dòng nước lũ băng qua nó bơi lên lại.
Cất rớ trên đám ruộng
Thế là dưới bờ ruộng người ta cất rớ, cá chuôi vào lưới và kéo lên. Từng con cá nhỏ mi ni giẫy dụa trong lưới, búng lên búng xuống tươi rói, nhìn mà no. "Cá Rầm kho lá nghệ" là món ăn dân dã của người Đại Lộc quê tôi.
Cá Rầm vừa vớt ra khỏi lưới
Cá Rầm kho lá, củ Nghệ tươi
Cá diếc cũng là món không thể bỏ qua, sau mùa mưa cá thường sống bám ở ruộng đồng ao nhỏ, thế là bạn tôi về quê cùng nhóm bạn trang lứa vốn dĩ nhà nông đem nơm ra đồng úp cá. Nhìn chúng nhảy chạy dưới bùn ao khi đã lọt vào nơm. Đem về nhà mừng quýnh lên và chế biến ngay món “cá diếc kho rau răm” rất đơn giản. Ở quê thích ăn cá đồng là thế, rất dễ chứ không khó như phố thị.
Cá diếc kho rau răm
Có một thứ rất đặc biệt, trong quá trình trồng dâu, đậu phộng, ruộng mạ non… là loại đất trồng trọt khô thường xuất hiện họ hàng nhà dế cơm. Chúng đào hang xuống đất ở và chui lên, người dân thường hay đi bắt dế ban ngày. Cứ thấy hang ta đổ nước vào nó lại chui ra. Nhất là mùa lũ nó leo lên cây giữa đồng nhất là bùng dâu. Khi bắt dế về, sơ chế xong, xào nó rất giản đơn chỉ với dầu phộng khử lên, rắc chút gia vị, tiêu, đảo qua đảo lại cho vàng giòn rồi rắc rau thơm lên trên, nóng hổi và gây cấn mà bà con nơi đây gọi bằng cái tên gần gũi “Dế cơm xào”. Chưa ăn mà sao thấy thèm rồi ấy nhỉ!
Dế cơm xào
Đi một đoạn là đến lò mía đường chuyên nấu thành tán cục mà có lẽ người Quảng ai cũng biết làm. Không chỉ Ái Nghĩa quê tôi mà huyện nào cũng có thể chế biến nó nếu có trồng mía.
Nấu đường tán (bát)
Ngày trước người ta thường lấy vỏ nghêu, vỏ hến về nung ra thành vôi tôi. Khi đến mùa mía, thu hoạch mía về ép ra nước. Khi nấu bỏ vôi tôi vào, nấu cho keo lại. Đem ra cái thùng lấy cái chày đánh tay cho tròn đều, rồi rót ra chén nhôm đã chuẩn bị sẵn. Bôi nước muối quanh chén, rót vào để đến khi đông lại thành tán cục rồi gỡ ra phơi nắng, lót dưới sợ rơm vàng.
Đổ khuôn
Cứ mỗi lần dừng chân về thị trấn Ái Nghĩa tôi lại đi tìm những quán mỳ Quảng quen thuộc để thưởng thức hương vị quê nhà. Không chỉ quán to mà còn quán nhỏ vẫn làm cho khách vừa lòng vì đã quen cái khẩu vị ấy. Có các loại mỳ lươn, mỳ cá lóc, mỳ gà, mỳ tôm thịt… tô nào nhưn nào cũng đậm đà chất hồn quê, the the đầu lưỡi khi cắn miếng ớt xanh và bánh tráng nướng vàng giòn, rau sống kèm bắp chuối thấy hấp dẫn vô cùng.
Mỳ Quảng
Đi mô cũng nhớ quán Lý Hương 2 vì nó là sự lựa chọn ban đầu mà có lẽ tôi không sao quên được. Nét độc đáo là nước lèo được ướp gia vị thấm của tô mỳ truyền thống. Dẫu biết ở bất cứ xã huyện tỉnh nào cũng có mỳ Quảng, song Ái Nghĩa quê mình có một sức hút kỳ lạ. Khó nói lắm nha, chỉ biết ăn ngon, khác hẳn các nơi. Tuy không nổi danh như mỳ Phú Chiêm nhưng luôn chiếm được thực khách khi đến mảnh đất này. Nhớ nhất đậu phộng rang bóp với bánh tráng, nhai sột soạt cái thanh âm không chỉ nghe bằng tai mà còn hít hà một hơi khi mùi ớt trái tươi nó xông lên mũi
Bánh tráng thịt heo
Nghe danh " bánh tráng cuốn thịt heo" thì nơi nào cũng có, cũng làm được. Với nguyên liệu không cầu kỳ mà rất dễ tìm, chỉ có bánh tráng nổi tiếng dẻo ngon, nhúng với nước lạnh để cuốn, để cả chùm mà không hề dính lại và không dai; thịt heo, kèm rau sống (dưa leo, chuối chát, ngò om, hành lá, xà lách, rau mùi, rau húng, rau quế, cải con…); nước chấm là mắm nêm mắm cái được làm từ cá nục với màu đỏ thắm mặn mà đặc trưng được pha chế đặc biệt. Rồi khi về Đại Lộc tôi chợt ghé thị trấn đầu tiên, đi tìm món gọi là “đặc sản” mà cả Quảng Nam-Đà Nẵng đều công nhận. Nhìn lát thịt heo cắt dày dặn rồi dài bằng gang tay, xếp đều chặt trên đĩa thật bắt mắt, heo được nuôi nhà bằng cám gạo, rau lang, không trộn bột… nên thịt thơm lắm. Lấy bánh tráng nhúng nước để ráo chút, gói rau sống, lát thịt, dưa leo, chuối chát cuốn trọn trong vòng tròn chấm chút mắm cái, cắn thêm trái ớt xanh thì còn gì bằng.
Rau lang mắm nêm
Về quê nhà nào cũng trồng rau, muốn ăn là lăn ra vườn cắt, nhìn cộng "rau lang luộc xanh mướt mượt chấm với mắm nêm "thì ngon hết cơm rồi.
"Hủ tiếu" Ái Nghĩa cực kỳ hấp dẫn, nguyên liệu gồm xương ống, tôm sống, thịt nạc heo, trứng cút, mực tươi; tỏi, hành tím, hành tây, hành lá, ngò, cần tây, ớt, đậu phộng rang, giá, lá hẹ, giá sống. Gia vị gồm dầu ăn, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu. Nấu nồi nước lèo, bỏ các nguyên liệu trên vào luộc chín, vớt ra để trên tô, nếm gia vị vừa miệng. Sợi hủ tiếu bằng gạo tráng xong cắt ra phơi khô đem chần qua nước sôi, xếp các thứ lên trên, múc chén nước lèo rắc hành lá cắt nhỏ để bên cạnh chang vào khi ăn, rắc đậu phộng rang lên.
Hủ tiếu
Không thể không nhắc đến cơm cá thính đặc sản Ái Nghĩa. Nhớ lại ngày trước, cái thời khó khăn thiếu thốn, nhà nào cũng muối "cá thính" để danh ăn trong dài ngày. Dù bây giờ đã qua thời xa xôi đó nhưng người dân nơi đây vẫn còn giữ nét ẩm thực xưa. Và không ngoại lệ, gia đình nào cũng thường trực món này trong gian bếp nhỏ. Nghe bạn tôi kể, thời bao cấp, cơm chẳng có bao nhiêu, chỉ toàn độn sắn và khoai, hạt bắp thì nhiều.Bữa cơm rất đạm bạc nhưng không hề thiếu món cá thính. Khi thời tiết hanh khô, nắng vàng, ao cạn cá sẵn có và rất rẻ nên làm cá thính vào mùa này, làm vài ký ăn quanh năm. Rất nhiều loại cá đều làm thính được nhưng họ đều chọn cá mè vì rẻ tiền lại béo nữa.
Cá mè
Cá rửa sạch thái miếng ướp muối sau 2-3 ngày cá ngập trong nước muối, vớt ra để ráo. Thính được làm từ bắp đỏ, đậu xanh, đậu tương, gạo nếp… Rang vàng các hột, nghiền nhỏ. Cá để ráo rắc lớp bột thính dày lên xung quanh miếng cá, thính sẽ tự hút hết ẩm của cá. Đem miếng này bỏ vào hũ sành miệng bịt kín bằng lá chuối khô, đặt cái hũ trong ụ rơm để ủ. Khi gió nồm, lấy ra kiểm tra thấy thính ướt thì thay hoặc cho thêm bột vào. Để vài tuần lúc hũ thính có mùi chua chua là đã đến độ thơm ngon đem để trên gác bếp. Cắt miếng cá nhỏ, thêm ớt, tỏi, tiêu vào chiên vừa phải để không bị khô cứng, thơm lựng, không thấy mùi tanh. Cá có vị mặn, nếu muốn nhạt thì rửa nước cho nhạt rồi hãy chiên. Cơm cá thính làm đậm đà hương vị quê hương nên mỗi lần về đây bạn tôi thích ăn món này để đỡ nhớ quê nhà hơn.
Thính Cá Mè
Hễ trời mưa tôi lại nhớ "bánh xèo" da diếc, thế là vào bếp tự đúc nó ngay thôi. Món dân dã không khó nên nhà nào cũng làm được. Và hương vị quê nhà lại gợi nhắc trong tâm hồn tôi. Nóng hổi với miếng bánh xèo ngon khó cưỡng khi ăn cùng với gia đình trong căn nhà nhỏ mà ấm áp vô cùng.
Bánh xèo Ái Nghĩa
Dù đi khỏi mảnh đất lành này bao nhiêu năm qua song lúc nào người xa xứ cũng muốn về quê:
“Trăng Rằm tỏa sáng trời đêm/
Tình yêu đôi lứa ngọt mềm trao nhau”.
Nhất là những đêm trăng thanh gió mát, nam thanh nữ tú thường hò hẹn ra ngồi ngắm ánh trăng Rằm hay trăng mười Sáu đang lên. Lặng nghe điệu hát, câu hò xứ Quảng mà nao nao lòng.
V/c tác giả Phan Tá Tây cùng ngắm cảnh hương đồng gió nội quê nhà Đại Lộc
“Tuổi thơ ngày ấy theo ta quay về
Tiếng cười, giọng nói say mê
Công viên ghế đá, hồn quê mát lành"
Lũy tre làng xanh mát gắn liền với tác giả Phan Tá Tây
Về lại căn nhà xưa, nhìn hình ảnh chiếc lu đựng nước, gáo múc nước vẫn còn đó, cái thời ông bà để lại, giờ bỗng dưng thấy nó lại nhớ nhiều hơn những gì mà có lẽ mấy chục năm trời tác giả rời mảnh đất Ái Nghĩa quê mình để ra Đà thành sinh sống. Cảm giác bâng khuâng khó tả khi gợi lại một thoáng xa xăm. Và tác giả đã thốt lên rằng:
"Hôm nay lại ghé quê nhà
Chum nước khô cạn mẹ già đi đâu?
Gáo dừa gác lại từ lâu
Chỉ nghe xào xạc đêm thâu ùa về!"
Vậy nên lúc nào tác giả cũng canh cánh nỗi nhớ quê. Nhất là tuổi thơ chợt ùa về trong ký ức và những món ăn dân dã bình dị ở Đại Lộc quê nhà đất Quảng Nam cũng như mẹ nấu vẫn còn giữ mãi kỷ niệm đẹp một thời mà anh đã sống tại quê hương Ái Nghĩa nặng tình đượm thắm hồn quê.
“Người người nhộn nhịp vây quanh
Món ăn dân dã, đượm tình chân quê.”
24/03/2022
VIDEO:
FB # NHÀNH CỎ NON
Vũ Hoàng Phương Thảo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- VUI HỘI TRĂNG RẰM CÙNG CÁC BẠN NHÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỒNG ĐẠI LỘC QUẢNG NAM NĂM 2022
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỒNG TƯNG BỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2022
- MỘT SỐ THÀNH TÍCH NỔI TRỘI CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỒNG
- LỄ KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỒNG
- ĐẠI ĐỒNG ƠI
- ÁI NGHĨA QUÊ MÌNH
- KHE LIM HÙNG VĨ TẠI ĐẠI HỒNG, ĐẠI LÃNH
- VỀ ĐẠI LỘC - ĐẾN HỒ KHE TÂN
- QUÊ HƯƠNG XỨ QUẢNG THU NHỎ QUA DIỄN ĐÀN “CHUYỆN ĐẠI LỘC”
- Đại Lộc hướng đến du lịch nông nghiệp, làng quê
- Đi lên từ xã thuần nông
- Sức sống mới trên vùng tây Đại Lộc
- Dấu ấn một chặng đường
- Cần mẫn trên đất khó
- Khởi sắc vùng quê Đại Lãnh
- Công trình thanh niên từ... lốp xe
- Đại Hiệp nâng chất xã nông thôn mới
- Đại Lộc: Phát huy tinh thần tuổi trẻ
- Đại Lộc giảm thiểu rác thải trong cộng đồng
- Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Ái Nghĩa lần XIV (nhiệm kỳ 2020 - 2025)
TIN TỨC XEM NHIỀU
-
NGẪM CHUYỆN MTTQ NAM TRÀ MY BỊ ĐÒI TRẢ TIỀN TỪ THIỆN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, động viên nhân dân xã Tam Quang bị thiệt hại do bão số 9
-
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 9
-
Học sinh Quảng Nam khai giảng năm học mới 2020 - 2021
-
Phó Thủ tướng: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng
BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
_w400_h400_t1.jpg)
, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam