LÀNG NGHỀ ĐÈN LỒNG HỘI AN - GHI DẤU THỜI GIAN

20/12/2021 15:23 684

Đèn lồng từ lâu đã trở thành hình tượng rất đỗi quen thuộc khi nhắc đến phố cổ Hội An. Hàng nghìn chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc cùng nhau tạo nên hình ảnh đường phố rực rỡ về đêm. Để có được không gian lung linh huyền ảo mà du khách thưởng thức ấy, chính là nhờ vào bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tại làng nghề làm đèn lồng Hội An. Đặc biệt giữa hàng trăm làng nghề khắp cả nước, làng đèn lồng phố Hội đã được Hiệp hội Làng nghề vinh danh là một trong 9 làng nghề truyền thống tiêu biểu.

 

Làng nghề đèn lồng nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn

 

Hội An không chỉ nổi tiếng với những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo mà có lẽ đèn lồng cũng đã trở thành một biểu tượng gắn liền với mảnh đất ân tình này. Khi nhìn vào nét kiến trúc nơi đây, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự cộng hưởng giữa nền văn hóa các nước. Trong đó Nhật Bản và Trung Hoa có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các thiết kế của đền thờ, miếu, chùa. Ở những quốc gia này đèn lồng là vật trang trí không thể thiếu trước ngõ hiên, mái đình. Có lẽ vì thế khi du nhập vào Hội An họ đã đem theo kinh nghiệm làm đèn lồng đến đây.

 

Hơn 400 năm trôi qua đèn lồng đã trở thành ánh sáng lung linh cho phố Hội. Và làng nghề làm đèn lồng cũng phát triển thịnh vượng qua từng thời kỳ. Đến nay có khoảng 200 nghệ nhân còn gắn bó với thanh tre, tấm vải để ngày ngày tạo ra những chiếc đèn lồng duyên dáng. Sự tận tâm, cần mẫn của người dân trong làng đã được đền đáp xứng đáng bằng niềm yêu mến của du khách cho sản phẩm đèn lồng Hội An.

 

Hiện nay làng nghề tạo ra rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách. Trong đó có đèn lồng hình lục giác, bát giác, hình tròn, hình thùng, hình trái bí… Mỗi kiểu dáng tạo nên một nét uyển chuyển rất riêng. Người dân địa phương còn kết hợp thực hiện đêm trăng rằm để thả hoa đăng xuống dòng Thu Bồn. Tạo nên một Hội An lung linh ánh sáng trên mặt nước. Chúng lặng lờ trôi mang theo những nguyện ước của du khách về một cuộc sống vui vẻ, ấm no. Đó cũng là một cách rất hay để người dân đẩy mạnh buôn bán sản phẩm đèn hoa đăng của mình, góp phần gia tăng thu nhập cho bà con.

 

Những chiếc đèn lồng tô sáng phố cổ Hội An

 

Những chiếc đèn lồng giản dị ấy vậy mà phải trải qua rất nhiều công đoạn để hoàn thành. Ban đầu người dân chặt tre, đan vót để tạo thành những thanh tre mỏng. Hơn nữa phải là tre già thì mới chắc chắn và tránh bị mối mọt ăn mòn. Những nan tre lần lượt được bàn tay của nghệ nhân khéo léo vun vắn vào từng vị trí thích hợp. Chúng uốn lượn, cong vuốt rồi nghiêng mình tạo nên một khung đèn chắc chắn. Tiếp đến người dân chọn vải để phủ lên chiếc khung. Tùy theo màu sắc muốn tạo cho chiếc đèn lồng mà họ chọn vải thích hợp. Đó có thể là vải xoa, lụa tơ tằm được nhuộm đủ màu sắc rực rỡ.

 

Nghệ nhân tiến hành đo kích thước vải cho khớp với khung tre. Sau một lúc cắt xén họ bọc vải vào khung tre một cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Cuối cùng người thợ gắn chuôi vào hai đầu và nhìn ngắm sản phẩm đã hoàn thiện chỉn chu, đẹp mắt chưa. Với giá bán ra chỉ vài chục ngàn đồng một chiếc đèn lồng nhưng công sức bỏ ra của người nghệ nhân là rất lớn. Họ còn tích cực học hỏi kinh nghiệm của cha ông ông để lại và sáng tạo thêm nhiều họa tiết thể hiện tình yêu quê hương và bản sắc văn hóa phố Hội.

 

Hiện còn khoảng 200 nghệ nhân gắn bó với nghề

 

Ngày nay có nhiều chiếc đèn lộng lẫy, đính đá hoa cương xuất hiện trên thị trường nhưng đèn lồng Hội An vẫn có chỗ đứng nhất định. Đây là sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công bằng tài nghệ của người nghệ nhân. Hơn nữa nó mang dáng dấp của văn hóa, lịch sử phố cổ từ thế kỷ 16, 17 đến nay nên dù đi đâu về đâu được nhìn ngắm đèn lồng rực sáng đã là niềm hạnh phúc của người dân xứ Quảng.

 

Thật vậy chiếc đèn lồng lồng như đưa mỗi người về những giá trị chân - thiện - mỹ. Để chúng ta mãi nhớ về cội nguồn ban sơ, những ngày tháng khó khăn mà đầy tự hào. Để chúng ta biết rằng sự sáng tạo, cần cù đã bắt nguồn từ rất lâu và hẳn đó là truyền thống của người Việt Nam. Và rằng tâm hồn của mỗi người như một anh chàng, cô nàng nghệ sĩ tự do giữa vùng đất nên thơ phố Hội.

 

XUÂN BÌNH

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Quê hương trong lòng người xứ Quảng

Quê hương trong lòng người xứ Quảng

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng
Về Ái Nghĩa ăn mỳ Quảng

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Quê hương trong lòng người xứ Quảng
Quê hương trong lòng người xứ Quảng

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình
Vẻ đẹp phố cổ Hội An trầm mặc, yên bình

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam