Những trang sử hào hùng của Địa đạo Gò Dân
Từ những năm 1950 đến 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương đang diễn ra quyết liệt. Thời điểm này, tại Quảng Nam từ phía Nam sông Bà Rén trở vào là vùng tự do của cách mạng. Thực hiện chủ trương của Quân ủy Khu V và tỉnh Ủy Quảng Nam về xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng tự do, vận động nhân dân đào đường hầm giao thông, cắm chông để đề phòng thực dân Pháp nhảy dù lấn chiếm vùng tự do. Trên tinh thần đó, phong trào đào địa đạo được nhân dân hưởng ứng sôi nổi nhất và địa đạo Gò Dân cũng ra đời từ đó.
Xưởng quân khí quy mô trong lòng đất
Di tích lịch sử Địa đạo Gò Dân hiện tọa lạc tại hai quả đồi thấp có tên là Gò Cốc và Gò Dân thuộc thôn Cây Xanh, xã Kỳ Long, huyện Tam Kỳ trước đây, nay thuộc xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Bia di tích Địa đạo Gò Dân được đặt tại xã Tam Dân
Địa đạo Gò Dân được triển khai xây dựng vào năm 1952, hoàn thành vào tháng 7 năm 1953. Ở tại đây, Quân khu V đã xây dựng nhiều hầm bí mật, giao thông hào và lập xưởng quân khí mang tên Huỳnh Ngọc Huệ với hơn 100 công nhân sản xuất vũ khí, chế tạo súng đạn… Bên cạnh xưởng Quân khí, còn có xưởng in báo của Quân khu V với tên gọi Nhà in Tháng Tám với gần 60 công nhân làm việc.
Vào tháng 9 năm 1954, ngụy quyền tiếp quản xã Kỳ Long, chúng điều hai tiểu đoàn 44 và 106 lên đóng đồn tại Gò Dân hỗ trợ cho bọn phản động địa phương lùng sục, đàn áp cách mạng.
Sau phong trào đồng khởi năm 1964 - 1965, xã Kỳ Long cùng với một số xã ở huyện Bắc Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng. Để bảo vệ vững vùng giải phóng, thực hiện chủ trương của Quân khu V, Tỉnh ủy Quảng Nam, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam kỳ về việc: Củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng thôn xã chiến đấu, bố phòng chống địch càn quét, lấn chiếm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, đào địa đạo để bộ đội đứng chân tập kết đánh địch… Từ những chủ trương đó, Địa đạo Gò Dân được mở rộng.
Vào năm 1966, địch đưa quân lên đóng đồn Trà Gó, lực lượng du kích Kỳ Long đứng điểm tại Gò Dân dùng súng trường kính bắn bia tiêu diệt địch. Đặc biệt vào năm 1969, địch phát hiện Địa đạo Gò Dân có cơ sở của ta hoạt động nên tổ chức lực lượng xe ủi đất và 1 đại đội địch đi theo bảo vệ với mục đích cày ủi phá hủy, san bằng địa đạo Gò Dân. Tuy nhiên, lực lượng du kích xã Kỳ Long dùng mìn đánh cháy xe máy ủi của địch, chúng đành rút khỏi khu vực Địa đạo Gò Dân.
Lát cắt minh họa sơ đồ Địa đạo Gò Dân
Trong những năm 1965 - 1968 trở đi, địch thường xuyên cho máy bay ném bom và đạn pháo xuống nơi này thì Địa đạo trở thành nơi trú ẩn an toàn cho cán bộ và nhân dân địa phương cho đến ngày giải phóng.
Giá trị lịch sử vẫn còn sống mãi với thời gian
Địa đạo Gò Dân là kết quả của sự sáng tạo và nỗ lực phi thường của quân và dân xã Tam Dân nói riêng và của toàn huyện, toàn tỉnh Quảng Nam nói chung trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn ác liệt của chiến tranh, việc triển khai xây dựng với hàng ngàn ngày công đào đã thể hiện được sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được đề cao mang giá trị nhân văn cao cả. Địa đạo Gò Dân đã góp phần bảo toàn lực lượng, tài sản phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Di tích lịch sử địa đạo Gò Dân hiện nay còn tương đối nguyên trạng tuy nhiên một số miệng hầm đã bị vùi lấp do thời gian. Các địa điểm trước đây hầm bí mật, khu vực xưởng quân khí Huỳnh Ngọc Huệ và Nhà in Tháng Tám chỉ còn một khu đổi do nhân dân sử dụng trồng cây lưu niên, hệ thống giao thông hào đã bị lấp. Hiện nay, di tích lịch sử nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ của địa phương. Tuy nhiên theo đề nghị của các ngành chuyên môn tỉnh, huyện và UBND xã Tam Dân, song song với việc bảo tồn di tích cần gắn với phương án phát triển kinh tế nhằm giáo dục truyền thống và phát huy giá trị di tích sau này.
Di tích lịch sử địa đạo Gò Dân được tổ chức kiểm kê ngày 19/6/1996 và Quyết định bảo vệ số 2692/QĐ-UBND, ngày 26/12/2006 của UBND huyện Phú Ninh sau đợt điều tra đánh giá thực trạng di tích do Sở Văn hóa Thông tin chỉ đạo.
Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn còn đó, những vết tích của chiến tranh chứng minh lịch sử hào hùng của cha anh đã đi qua. Thế hệ trẻ của chúng ta, những mầm xanh của đất nước phải biết tự hào và lấy đó làm nòng cốt cho sự phát triển của mai sau.
Giới thiệu về Xã Tam Dân - Huyện Phú Ninh - Tỉnh Quảng Nam:
TRANG CHÂU
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- CHÀO MỪNG 65 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM XÃ TAM DÂN
- DẤU XƯA NƠI ĐÌNH CHIÊN ĐÀN - PHÚ NINH
- TÌM VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ DÂN Y VIỆN CÂY SANH
- NGÀY HỘI “THIẾU NHI VUI KHỎE-TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN” CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
- Những trang sử hào hùng của Địa đạo Gò Dân
- Địa đạo Gò Thai - Ghi dấu qua hai cuộc kháng chiến hào hùng
- ĐIỀU HUYỀN BÍ TỪ CÂY CÔ ĐƠN TRÊN HỒ PHÚ NINH
- PHÚ NINH - QUÊ HƯƠNG HỮU TÌNH
- Đảng bộ xã Tam Dân (Phú Ninh) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Điểm sáng Đàn Long, Tam Đại
- Săn cá bống ở hồ Phú Ninh
- Truy quét vàng tặc tại bãi vàng Bồng Miêu
- Phú Ninh bầu chức danh Chủ tịch HĐND và UBND huyện
- Tuổi trẻ Tam Dân tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh Corona
- Phú Ninh hoàn thành cách ly tập trung 81/81 công dân
- Thác Trắng Hầm Hô - Bồng Miêu, Tam Lãnh, Phú Ninh
- Quyết tâm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
- KỶ NIỆM 45 NĂM GIẢI PHÓNG HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM 24/3 (1975-2020)
- Tháng Ba của tuổi trẻ Phú Ninh
- Tam An quyết liệt phòng chống dịch Covid-19
TIN TỨC XEM NHIỀU
-
NGẪM CHUYỆN MTTQ NAM TRÀ MY BỊ ĐÒI TRẢ TIỀN TỪ THIỆN
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, động viên nhân dân xã Tam Quang bị thiệt hại do bão số 9
-
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 9
-
Học sinh Quảng Nam khai giảng năm học mới 2020 - 2021
-
Phó Thủ tướng: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng
BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường 24/3, Phường Phường An Mỹ, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
_w400_h400_t1.jpg)
, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, Phường Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

, , Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam