TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI THĂM LÀNG NGHỀ LÀM HƯƠNG TRUYỀN THỐNG QUÁN HƯƠNG TẠI HÀ LAM THĂNG BÌNH QUẢNG NAM
Có một làng nghề được hình thành cách đây hơn 200 năm, trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhưng làng nghề ấy vẫn tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay. Đó là Quáng Hương- Một làng nghề làm hương truyền thống nằm tại thị trấn Hà Lam xinh đẹp. Và hôm nay các bạn nhí Trường Mầm non Hoa Mai được các cô giáo dẫn đến tận nơi để tham quan và trải nghiệm công việc làm hương mà hàng ngày các cô chú đều làm trên mảnh đất xứ Quảng thân yêu.
Cổng làng nghề hương trền thống
Ở huyện Thăng Bình hiện nay, nghề làm hương đã phát triển ở nhiều địa phương như Bình Quý, Bình Phục, Bình Tú …. nhưng tập trung và phát triển nhất phải nói đến làng Hương ở Quán Hương, thị trấn Hà Lam, nơi nhiều hộ dân lấy nghề hương làm nghề chính mưu sinh của mình.
Thợ chính đang cột hương thành bó
Để cho ra một cây hương tròn, đẹp những người thợ làm hương đã phải học hỏi kinh nghiệm từ các bậc cao niên ở trong làng, họ cũng đã tích luỹ kinh nghiệm từ các thế hệ trước và truyền lại cho con cháu mai sau.
Các bé chăm chú nhìn cô làm với ánh mắt không chớp mi
Với những người thợ làm hương ở Quán Hương, để có thể cho ra một sản phẩm tốt, người thợ thường rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên vật liệu, bao gồm: quế phải là loại quế ở Trà My nhưng để cho hương được thơm hơn phải dùng bột của vỏ cây quế; tiếp đến là các hương vị như quỳnh đàm, tùng, trám, mai … các hương vị này phải mua ở các tỉnh phía Bắc.
Có vẻ gấy cấn khi đến giai đoạn này
Chu hương được mua ở Hà Nội thường được làm từ ruột tre Là Ngà chẻ nhỏ, nhưng phải phơi thật khô để khi đốt lên cây hương sẽ cháy đều và không bị tắt giữa chừng. Sau khi mua chu hương về, người thợ sẽ tiến hành công đoạn tạo màu cho chân của chu hương, thường là màu đỏ sẫm.
Từng khâu rất quan trọng
Để có được màu sắc cho chân chu hương, người thợ sẽ hòa một lượng bột màu thích hợp trong nước sôi nóng, nước càng nóng thì màu chân chu hương càng tươi và giữ được lâu, nhúng chân chu hương qua một vài lần, sau đó đem phơi khô lại.
Nhúng hương vào phẩm màu
Tiếp đến là chọn bột cưa, bột cưa phải chọn từ những cây gỗ xốp, mềm, thân tốt, không bị mối mọt, khô, ít hút nước. Để tạo độ kết dính cho hương, người thợ sử dụng một loại bột dẽo được làm từ vỏ cây Bời lời, một loại vỏ được lấy chủ yếu từ vùng rừng núi.
Phơi hong dưới ánh nắng
Để làm ra một cây hương có chất lượng tốt thì các thành phần sẽ được trộn đều với nhau thường thì theo tỷ lệ 1/2 bột keo, 1/2 bột quế, quỳnh đàm, tùng, trám và 2 phần bột cưa; sau đó đem trộn với nước sao cho hỗn hợp bột đạt độ dẻo quánh là có thể bắt đầu công đoạn làm hương.
Trải đều ra
Tuy nhiên, để tạo nên hương thơm khác biệt cho các loại hương lại tùy thuộc vào bí quyết của từng người thợ. Thường thì người thợ sẽ pha chế các thành phần hương liệu theo một tỉ lệ thích hợp bằng phương pháp gia truyền để tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Đem đi phơi
Sau công đoạn làm hương, hương thành phẩm sẽ được đem phơi nắng đến khi nào khô thì đóng gói và đem đi tiêu thụ. Trước đây, nghề làm hương truyền thống ở Quán Hương chủ yếu làm thủ công là nhúng hoặc se hương.
Hai cô bé điệu đà bưng thúng đi phơi
Đến năm 2009 chuyển từ nhúng hương sang dùng máy đạp, nhưng đến nay các phương pháp làm hương truyền thống đã được thay bằng những chiếc máy tự động, từ khâu trộn bột đến khâu làm hương; từ đó, hương cũng được sản suất ra nhiều hơn và cần ít lao động hơn.
Giây phút giải lao
Làng nghề làm hương đang phát triển sẽ tạo ra một diện mạo mới về làng nghề truyền thống nông thôn và phương thức sản xuất mang tính tập trung, đảm bảo môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đôi gánh thiên thần tí hon
Nghề hương cũng chính là nét văn hóa đặc trưng của quê hương Thăng Bình, trong tương lai không xa sẽ thu hút khách du lịch tứ phương đến với làng nghề này. Nhìn bạn ấy gánh hương rất điệu đà, một công việc nhẹ nhàng mà có lẽ tuổi bé đi mẫu giáo vẫn có thể làm được đấy!
Nghiên cứu rất kỹ lưỡng
Ở đâu đó thoảng mùi hương thơm bay phảng phất trong gió, các bạn nhí cứ thế đem đi trải phơi trên kệ đã kê ngay ngắn ngoài nắng.
Cô và trò cùng phơi, trở hương dưới nắng
Hàng nghìn cây hương trải đều trên giàn phơi, thông thường phơi trong khoảng 4 giờ, nắng nhẹ hơn thì 8 giờ. Đa số ai cũng chọn khu vực thoáng đãng để hương nhanh khô hơn.
Em hong bóng nắng giữa làng nghề
Từng bó hương được người thợ đóng và dán nhãn trước khi gởi đi nơi tiêu thụ. Và thành phẩm đã đến giai đoạn hoàn thành. bao bì đã đóng gói xong, trông đẹp mắt hẳn.
Gói bao bì, dán nhãn
Sản phẩm có mùi thơm dễ chịu khi đốt vì nguyên liệu sản xuất ra nó xuất phát trong tự nhiên, không có hóa chất, toàn là thảo mộc. Vì thế mọi người cũng yên tâm hơn khi làm ra chúng.
Sản phẩm đã ra lò
Có lẽ vào dịp cận Tết tốc độ làm hương sẽ tăng lên, đội thợ sẽ bắt tay từ hôm nay và công việc cũng khá suôn sẻ. Cầu mong trời nắng ráo và hương phơi đúng độ nắng sẽ thơm mùi trầm hơn. Mọi người ai cũng tranh thủ làm để kiếm thêm khoản thu nhập lo sắm Tết.
Thành phẩm đã khô
Nhìn các bạn nhí lớp Ichigo 1 qua một buổi dã ngoại, được trải nghiệm nghề làm hương trầm tại làng Quán Hương thị trấn Hà lam, huyện Thăng Bình thật vui và đầy ý nghĩa. Chứng kiến những người thợ tay thoăn thoắt qua các công đoạn từ đầu trộn bột cho đến cuối làm ra cây hương phải qua một quá trình không ngắn lắm. Vốn dĩ đã quen rồi với nghề truyền thống trước đây làm thủ công bây giờ có thêm máy hỗ trợ nên tiết kiệm sức lao động. Nhìn các cô chú ấy làm rất điêu luyện, công phu. Mỗi thành phẩm một tấm lòng, thể hiện rất tâm huyết trong cách chế biến.
# NHÀNH CỎ NON
08/12/2022